Mang thuốc tốt đến cho đời

Vai trò của sức đề kháng đối với sự phát triển của trẻ

0
Sức đề kháng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ

Sức đề kháng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ

Viêm đường hô hấp trên và cúm là bệnh truyền nhiễm trên đường hô hấp có tần số mắc bệnh và tái nhiễm cao: trung bình 2-4 lần/ năm đối với người trưởng thành và 10 lần/ năm đối với trẻ nhỏ (nghiên cứu bởi tổ chức y tế thới giới), theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường hô hấp trên và cúm là do nhiễm virus ( 70-80% đối với viêm đường hô hấp trên và 100% với cúm).

Trẻ nhỏ, trẻ đang phát triển là lúc hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, bên cạnh đó do sự thay đổi thất thường của khí hậu, môi trường luôn bị ô nhiễm, nguồn nước không tốt…v.v nên tỷ lệ ốm vặt, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp trên ở trẻ càng nhiều hơn. Cứ sau một đợt ốm như vậy trẻ thường biếng ăn, hoặc ăn uống không được tốt dẫn đến sức khỏe của trẻ kém dần, sức đề kháng lại càng kém hơn, cứ như thế tạo nên một vòng luẩn quẩn , cho nên tỷ lệ trẻ còi xương, suy dinh dưỡng càng tăng, đây là một vấn đề đáng báo động. Việc trẻ hay ốm khi giao mùa chủ yếu do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đồng thời cũng do việc ăn uống không tốt.

Như vậy, khi trẻ thường xuyên bị ốm vặt như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm họng, viêm phế quản, tiêu chảy,… trẻ sẽ chậm phát triển hơn, sức khỏe sẽ kém hơn, và có nguy cơ cao bị còi xương, suy dinh dưỡng. Điều này đồng nghĩa với việc, trẻ có sức đề kháng tốt sẽ phát triển tốt.

Hiểu về sức đề kháng
Hệ miễn dịch  là hệ thống các tế bào miễn dịch, trong đó quan trọng nhất đó là các tế bào Lympho (Tế bào Lympho B, Lympho T), các đại thực bào, hệ thống bổ thể, các tế bào sát thủ tự nhiên (Natural Killer Cell). Hệ thống các tế bào này sinh ra & trưởng thành qua một quá trình với các giai đoạn khác nhau , sau đó chúng được xúc tác thành tế bào chuyên biệt và có tính đặc hiệu khác nhau nhờ các yếu tố như đáp ứng miễn dịch, phản ứng kháng nguyên, hoặc yếu tố xúc tác khác như β-glucan. Khi đó, cơ thể sẽ có sức đề kháng tốt.

Cần làm gì để trẻ có sức đề kháng tốt

Bởi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng rất kém, dễ bị ốm vặt, thường gặp là các bệnh đường hô hấp trên. Vì vậy, muốn trẻ có sức đề kháng tốt, ngoài chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đúng cách thì cách nhanh nhất và tích cực hơn cả là bổ sung những hoạt chất từ tự nhiên có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch như Immune Alpha, Sữa non (Colostrum),

Immune Alpha (được chiết xuất từ vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae) là sản phẩm độc quyền của Bioscope sản xuất theo công nghệ Mỹ đã được chứng minh có hiệu quả tăng cường miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và làm giảm triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae

Sữa non hay còn gọi tên thông dụng là sữa đầu hay còn được gọi là thức ăn đầu tiên của sự sống (tên khoa học gọi là Colostrum) là một loại sữa mẹ đặc biệt, một dạng vật chất có màu vàng, đặc dính, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con và xuất hiện ở hai ngày đầu sau khi sinh con, sữa non có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, các kháng thể diệt vi khuẩn, vi rút độc hại và các chất điều hòa miễn dịch giúp cho một cơ thể trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật, phát triển và khỏe mạnh. Sữa non của bò có thành phần rất toàn diện đã được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á,… Trong những thực phẩm để nuôi sống con người thì sữa non được ví như một thực phẩm vàngcho trẻ mới sinh.

Chính vì vậy, để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện (cả về thể chất lẫn chiều cao và trí tuệ), bên cạnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng tốt cho trẻ, các bậc phụ huynh nên tăng cường bổ sung cho trẻ các chất giúp tăng cường sức đề kháng như đã kể trên cùng với các dưỡng chất giúp phát triển chiều cao, trí não như Canxi, vitamin D3, MK7, kẽm, magie, DHA, …